Logo Header
  1. Môn Toán
  2. viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy)

viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy)

Bài viết hướng dẫn phương pháp viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn thỏa mãn điều kiện cho trước trong hệ trục tọa độ Oxy, kiến thức và các ví dụ trong bài viết được tham khảo từ các tài liệu phương pháp tọa độ trong mặt phẳng được đăng tải trên https://giaibaitoan.com.

Phương pháp

Cho đường tròn \((C)\): \({\left( {x – a} \right)^2} + {\left( {y – b} \right)^2} = {R^2}\). \((C)\) có tâm \(I(a;b)\) và bán kính \(R\). Ta xét các dạng toán sau:

Bài toán 1: Viết phương trình tiếp tuyến với đường tròn \((C)\) tại điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in \left( C \right).\)

Giải: Gọi \(Δ\) là tiếp tuyến với đường tròn \((C)\). Vì \(Δ\) tiếp xúc với \((C)\) tại \(M\) \(⇒\) \(Δ\) đi qua \(M\) và nhận \(\overrightarrow {IM} \left( {{x_0}-a;{\rm{ }}{y_0}-b} \right)\) làm vectơ pháp tuyến \(⇒\) phương trình \(Δ\) có dạng: \(\left( {{x_0}–a} \right)\left( {x – {x_0}} \right) + \left( {{y_0}–a} \right)\left( {y – {y_0}} \right) = 0\) \((1).\)

Chú ý:

+ Phương trình \((1)\) có thể biến đổi về dạng sau: \(\left( {{x_0}–a} \right)\left( {x – a} \right) + \left( {{y_0}–a} \right)\left( {y – b} \right) = {R^2}\) \((1a).\)

+ Nếu phương trình đường tròn cho ở dạng: \({x^2} + {y^2} – 2ax – 2by + c = 0\) thì tiếp tuyến của đường tròn tại điểm \(M\left( {{x_0},{y_0}} \right)\) có dạng: \(x{x_0} + y{y_0}–\left( {x + {x_0}} \right)a – \left( {y + {y_0}} \right)b + c = 0\) \((1b)\) (Phương trình này được suy ra trực tiếp từ \((1a)\)).

Cách thành lập phương trình tiếp tuyến ở dạng \((1a)\) và \((1b)\) gọi là “phương pháp phân đôi toạ độ”.

Bài toán 2: Viết phương trình tiếp tuyến với đường tròn kẻ từ một điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) không thuộc đường tròn.

Bài toán này có hai cách giải như sau:

Cách 1:

+ Xét đường thẳng \(Δ\) đi qua \(M\) và vuông góc với \(Ox\). Khi đó \(Δ\) có phương trình là \(x = {x_0}.\) \(Δ\) là tiếp tuyến của đường tròn \( \Leftrightarrow d(I;\Delta ) = R.\) Từ đẳng thức này sẽ suy ra được \(Δ\) có phải là tiếp tuyến của đường tròn hay không.

+ Xét đường thẳng \(Δ\) đi qua \(M\) và có hệ số góc là \(k\). Phương trình của \(Δ\) có dạng: \(y = k\left( {x – {x_0}} \right) + {y_0}.\) \(Δ\) tiếp xúc với \((C)\) \( \Leftrightarrow d(I;\Delta ) = R.\) Giải điều kiện này ta sẽ tìm được \(k\).

Chú ý: Để chứng minh một điểm \(M\) nằm ngoài đường tròn ta làm như sau:

– Tính \(IM\).

– So sánh \(IM\) với \(R\):

+ Nếu \(IM /> R\) thì \(M\) nằm ngoài đường tròn.

+ Nếu \(IM < R\) thì \(M\) nằm trong đường tròn.

+ Nếu \(IM = R\) thì \(M\) nằm trên đường tròn.

Cách 2:

+ Đường thẳng \(Δ\) đi qua \(M\) có phương trình: \(a\left( {x – {x_0}} \right) + b\left( {y – {y_0}} \right) = 0\), trong đó \({a^2} + {b^2} \ne 0.\)

+ \(Δ\) là tiếp tuyến với đường tròn \((C)\) \( \Leftrightarrow d(I;\Delta ) = R\) \((*).\)

+ Từ điều kiện \((*)\), tìm mối liên hệ giữa \(a\) và \(b\). Vì \(a\) và \(b\) không đồng thời bằng \(0\) nên có thể chọn \(a\) một giá trị thích hợp rồi suy ra \(b\) hoặc ngược lại.

Bài toán 3: Lập phương trình tiếp tuyến với đường tròn biết tiếp tuyến có hệ số góc là \(k\).

Giải:

+ Phương trình đường thẳng \(Δ\) có hệ số góc \(k\) có dạng: \(y = kx + m.\)

+ \(Δ\) tiếp xúc với \((C)\) \( \Leftrightarrow d(I;\Delta ){\rm{ }} = {\rm{ }}R\). Giải điều kiện này ta sẽ tìm được \(m\).

Chú ý:

+ Nếu tiếp tuyến \(Δ\) song song với đường thẳng: \(ax + by + c = 0\) thì phương trình \(Δ\) sẽ có dạng: \(ax + by + c’ = 0 (c’ ≠ c).\)

+ Nếu tiếp tuyến \(Δ\) vuông góc với đường thẳng: \(ax + by + c = 0\) thì phương trình \(Δ\) sẽ có dạng: \(-bx + ay + c’ = 0 (c’ ≠ c).\)

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho đường tròn \((C)\) có phương trình: \({x^2} + {y^2} – 6x + 2y + 6 = 0\) và điểm \(A(1;3)\).

a. Chứng minh rằng điểm \(A\) ở ngoài đường tròn.

b. Viết phương trình tiếp tuyến của \((C)\) kẻ từ \(A\).

Đường tròn \((C)\) có tâm \(I(3;-1)\) bán kính \(R = 2\).

a. Ta có: \(IA = 2\sqrt 5 /> R\) ⇒ \(A\) nằm ngoài đường tròn \((C)\).

b. Ta giải bài toán này theo hai cách:

Cách 1:  Phương trình đường thẳng đi qua \(A\) có vectơ pháp tuyến là \((a;b)\) có dạng:

\(a\left( {x–2} \right) + b\left( {y–6} \right) = 0\) \(({a^2} + {b^2} \ne 0).\)

Đường thẳng này là tiếp tuyến của đường tròn \( \Leftrightarrow d\left( {I,d} \right) = R\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\left| {a(3 – 1) + b( – 1 – 3)} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = 2\) \( \Leftrightarrow {\left( {a – 2b} \right)^2} = \left( {{a^2} + {b^2}} \right)\) \( \Leftrightarrow 3{b^2} – 4ab = 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

b = 0\\

b = \frac{4}{3}a

\end{array} \right.\)

+ Nếu \(b = 0\), vì \(a ≠ 0\) chọn \(a = 1\) \(⇒\) phương trình tiếp tuyến có dạng: \(x = 1\).

+ Nếu \(b = \frac{4}{3}a.\) Chọn \(a = 3, b = 4\) thì phương trình tiếp tuyến có dạng: \(3x – 4y – 15 = 0.\)

Vậy qua \(A\) kẻ được hai tiếp tuyến với \((C)\) là: \(x = 1\) và \(3x – 4y – 15 = 0.\)

Cách 2:

+ Xét \(Δ\) đi qua \(A\) và vuông góc với \(Ox\) \(⇒\) phương trình \(Δ:\) \(x = 1\) hay \(x – 1 = 0.\)

\(Δ\) là tiếp tuyến của \((C)\) \( \Leftrightarrow d(I;\Delta ) = R\) \( \Leftrightarrow \frac{{\left| {3 – 1} \right|}}{{\sqrt 1 }} = 2.\) Đẳng thức này đúng nên \(x = 1\) là tiếp tuyến của \((C).\)

+ Xét \(Δ\) đi qua \(A\) và có hệ số góc là \(k\). Phương trình của \(Δ\) là: \(y = k(x – 1) + 3\) hay \(kx – y + 3 – k = 0.\)

\(Δ\) tiếp xúc với \((C)\) \( \Leftrightarrow d(I;\Delta ) = R\) \( \Leftrightarrow \frac{{\left| {3k + 1 + 3 – k} \right|}}{{\sqrt {{k^2} + 1} }} = 2.\)

\({\left( {k + 2} \right)^2} = {k^2} + 1 \Leftrightarrow k = – \frac{3}{4}\) ⇒ ta được tiếp tuyến: \(y = – \frac{3}{4}\left( {x–1} \right) + 3\) \( \Leftrightarrow 3x + 4y–15 = 0.\)

Nhận xét: Trong cách giải 2, ta phải xét hai trường hợp nhưng lời giải của mỗi trường hợp lại khá ngắn gọn và đơn giản. Phù hợp với đối tượng học sinh mà kỹ năng tính toán còn hạn chế. Một sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải theo cách này đó là không xét trường hợp thứ nhất tức là tiếp tuyến vuông góc với \(Ox\) (đường thẳng không có hệ số góc) và do đó bài toán sẽ mất nghiệm.

Ví dụ 2: Cho đường tròn có phương trình là: \({x^2} + {y^2} + 4x + 4y – 17 = 0.\) Viết phương trình tiếp tuyến \(d\) của đường tròn trong các trường hợp sau:

a. Điểm tiếp xúc là \(M(2;1).\)

b. \(d\) đi qua \(A(3;6).\)

c. \(d\) song song với đường thẳng \(3x – 4y – 2008 = 0.\)

Đường tròn này có tâm \(I(-2;-2)\), bán kính \(R = 5.\)

a. Đây là bài toán tiếp tuyến thứ nhất.

Theo phương pháp phân đôi toạ độ \(⇒\) Phương trình tiếp tuyến với đường tròn tại \(M(2;1)\) là:

\(2x +1.y + 2(x + 2) + 2(y + 1) – 17 = 0\)

\(⇔ 4x + 3y – 11 = 0.\)

b. Đây là bài toán tiếp tuyến thứ hai.

Phương trình đường thẳng đi qua \(A\) có vectơ pháp tuyến là \((a;b)\) có dạng:

\(a(x – 2) + b(y – 6) = 0.\)

Đường thẳng này là tiếp tuyến của đường tròn \(⇔ d(I,d) = R\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\left| {a( – 2 – 3) + b( – 2 – 6)} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = 5\)

\( \Leftrightarrow {\left( {5a + 8b} \right)^2} = 25\left( {{a^2} + {b^2}} \right)\) \( \Leftrightarrow 39{b^2} + 80ab = 0.\)

+ Nếu \(b = 0\), vì \(a ≠ 0\) chọn \(a = 1\) \(⇒\) phương trình tiếp tuyến có dạng: \(x = 2.\)

+ Nếu \(b \ne 0 \Rightarrow a{\rm{ }} = \frac{{ – 39}}{{80}}b.\) Chọn \(a = -39, b = 80\), phương trình tiếp tuyến có dạng: \(-39x + 80y – 402 = 0.\)

Vậy có hai tiếp tuyến thoả mãn đầu bài.

c. Đây là bài toán tiếp tuyến thứ ba.

Phương trình đường thẳng song song với đường thẳng \(3x – 4y – 2008 = 0\) có dạng: \(3x – 4y + c = 0.\)

Đường thẳng này là tiếp tuyến với đường tròn \( \Leftrightarrow d(I;{d_3}) = R\) \( \Leftrightarrow \frac{{\left| {3.( – 2) – 4( – 2) + c} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {4^2}} }} = 5\) \( \Leftrightarrow \left| {2 + c} \right| = 25\) \(⇒\) \(c = 23\) hoặc \(c = -27.\)

Vậy có hai tiếp tuyến thoả mãn là: \(3x – 4y + 23 = 0\) hoặc \(3x – 4y – 27 = 0.\)

Ví dụ 3: Cho đường tròn \({x^2} + {y^2} – 2x – 6y + 6 = 0\) và điểm \(M(2;4).\)

a. Viết phương trình đường thẳng đi qua \(M\) cắt đường tròn tại hai điểm \(A, B\) sao cho \(M\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB.\)

b. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn có hệ số góc \(k = -1.\)

Đường tròn này có tâm \(I(1;3)\) và bán kính \(R = 2.\)

a. Ta có: \(IM = \sqrt 2 < 2 = R\) \(⇒\) \(M\) nằm trong đường tròn. Vậy mọi đường thẳng đi qua \(M\) đều cắt đường tròn tại hai điểm phân biệt.

Đường thẳng \(Δ\) đi qua \(M\) cắt đường tròn tại hai điểm \(A\) và \(B\) sao cho \(M\) là trung điểm của \(AB\) \(⇒\) \(IM ⊥ AB\) ⇒ \(Δ\) nhận \(\overrightarrow {IM} (1;1)\) làm vectơ pháp tuyến \(⇒\) phương trình của \(Δ\): \(x – 2 + y – 4 = 0\) ⇔ \(x + y – 6 = 0.\)

b. Phương trình của \(Δ\) có hệ số góc là \(k = -1\): \(y = -x + m\) hay \(x + y – m = 0\)

\(Δ\) tiếp xúc với \((C)\) \( \Leftrightarrow d(I;\Delta ) = R\) \( \Leftrightarrow \frac{{\left| {1 + 3 – m} \right|}}{{\sqrt {1 + 1} }} = 2\)

\({\left( {4 – m} \right)^2} = {\rm{ }}8\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}

m = 4 – 2\sqrt 2 \\

m = 4 + 2\sqrt 2

\end{array} \right.\)

Vậy có hai tiếp tuyến thoả mãn đề bài là: \(x + y – 4 + 2\sqrt 2 = 0\) và \(x + y – 4 – 2\sqrt 2 = 0.\)

Ví dụ 4: Cho đường tròn \((C):{x^2} + {y^2} + 2x – 4y – 4 = 0\) và điểm \(A(2;5).\) Lập phương trình tiếp tuyến kẻ từ \(A\) tới đường tròn. Giả sử tiếp tuyến này tiếp xúc với đường tròn tại hai điểm \(M, N\). Hãy tính độ dài \(MN.\)

Qua \(A\) ta kẻ được hai tiếp tuyến với đường tròn là: \(x = 2\) và \(y = 5\).

Toạ độ của điểm \(M\) là nghiệm của hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}

x = 2\\

{x^2} + {y^2} – 2x – 6y + 6 = 0

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}

x = 2\\

y = 2

\end{array} \right.\) \(⇒ M(2;2).\)

Toạ độ của điểm \(N\) là nghiệm của hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l}

y = 5\\

{x^2} + {y^2} – 2x – 6y + 6 = 0

\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}

x = – 1\\

y = 5

\end{array} \right.\) \(⇒ N(-1;5).\)

Suy ra: \(MN = \sqrt {{{\left( { – 1 – 2} \right)}^2} + {{(5 – 2)}^2}} = 3\sqrt 2 .\)

Ví dụ 5: Cho \((C):{x^2} + {y^2} – 2x + 2y – 3 = 0.\) Viết phương trình tiếp tuyến của \((C)\) biết tiếp tuyến cắt tia \(Ox, Oy\) lần lượt tại \(A\) và \(B\) sao cho \(ΔABC\) có diện tích bằng \(4.\)

\((C)\) có tâm \(I(1;-1)\) và bán kính \(R = \sqrt 5 .\)

Giả sử \(A(a;0), B(0;b)\) trong đó \(a /> 0\) và \(b /> 0.\)

Phương trình đường thẳng \(AB\) có dạng: \(\frac{x}{a} + \frac{y}{b} = 1\) \( \Leftrightarrow bx + ay – ab = 0.\)

\({S_{AOB}} = 4\) \( \Rightarrow \frac{1}{2}\left| {ab} \right| = 4 \Rightarrow ab = 8.\)

\(AB\) tiếp xúc với \((C)\) \( \Rightarrow d\left( {I,AB} \right) = R\) \( \Leftrightarrow \frac{{\left| {b – a – ab} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \sqrt 5 \) \( \Rightarrow b–a = – 2\) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}

a = 4\\

b = 2

\end{array} \right.\)

Vậy phương trình \(AB: x + 2y – 4 = 0.\)

Giải bài toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy): Phương Pháp, Mẹo Học Hiệu Quả và Ví Dụ Chi Tiết

Bài toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy) là một trong những nội dung quan trọng thường xuyên xuất hiện trong chương trình học và các kỳ thi. Đây không chỉ là một dạng bài tập phổ biến mà còn giúp rèn luyện tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá phương pháp tiếp cận hiệu quả, các mẹo học tập hữu ích, và những ví dụ chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về cách giải bài toán này.

1. Tầm Quan Trọng Của Việc Giải Bài Toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy)

Bài toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy) thường xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng, từ cấp THCS, THPT đến các kỳ thi đại học. Đây là một dạng bài tập không chỉ kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức lý thuyết mà còn đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt.

  • Rèn luyện tư duy logic: Việc giải các bài toán thuộc dạng này giúp bạn phát triển khả năng tư duy phân tích, nhận biết mối quan hệ giữa các yếu tố trong bài toán.
  • Củng cố kiến thức: Qua quá trình luyện tập, bạn sẽ hiểu sâu hơn về các công thức, định lý, và phương pháp áp dụng.
  • Chuẩn bị cho kỳ thi: Việc làm quen với dạng bài này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phòng thi.

2. Phương Pháp Giải Bài Toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy)

Để giải hiệu quả bài toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy), bạn cần tuân thủ một quy trình rõ ràng và áp dụng các phương pháp phù hợp. Dưới đây là các bước cơ bản:

Bước 1: Hiểu Đề Bài

  • Đọc kỹ đề bài để nắm bắt yêu cầu chính xác.
  • Xác định các yếu tố đã cho và cần tìm.
  • Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố.

Bước 2: Lựa Chọn Phương Pháp Giải

Tùy thuộc vào dạng bài toán, bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp phổ biến như:

  • Phương pháp trực tiếp: Sử dụng các công thức hoặc định lý có sẵn để giải bài.
  • Phương pháp gián tiếp: Biến đổi bài toán về một dạng quen thuộc hoặc dễ xử lý hơn.
  • Sử dụng đồ thị: Trong trường hợp bài toán liên quan đến hàm số hoặc biểu đồ.

Bước 3: Triển Khai Lời Giải

  • Áp dụng công thức và phương pháp đã chọn.
  • Trình bày các bước giải rõ ràng, logic.
  • Kiểm tra lại từng bước để đảm bảo không có sai sót.

Bước 4: Kiểm Tra Kết Quả

  • So sánh kết quả với yêu cầu đề bài.
  • Đánh giá xem lời giải có đáp ứng đầy đủ yêu cầu chưa.

3. Những Mẹo Học Hiệu Quả Khi Giải Bài Toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy)

Để đạt hiệu quả cao khi giải dạng bài này, bạn nên áp dụng những mẹo sau:

Mẹo 1: Nắm Vững Kiến Thức Cơ Bản

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các công thức, định lý, và định nghĩa liên quan đến bài toán. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những lỗi sai cơ bản.

Mẹo 2: Luyện Tập Thường Xuyên

Thực hành là cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng giải toán. Hãy luyện tập với nhiều dạng bài khác nhau để nắm vững phương pháp và cách trình bày.

Mẹo 3: Phân Tích Sai Lầm

Mỗi lần mắc lỗi, hãy dành thời gian phân tích nguyên nhân và cách khắc phục. Điều này sẽ giúp bạn tránh lặp lại sai lầm trong tương lai.

Mẹo 4: Sử Dụng Tài Liệu Tham Khảo

Tìm kiếm các tài liệu, bài giảng trực tuyến, hoặc sách tham khảo uy tín để học hỏi thêm phương pháp giải và các mẹo hay.

4. Ví Dụ Chi Tiết Về Bài Toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy)

Ví Dụ 1: Đề Bài Cụ Thể

Giả sử đề bài yêu cầu: “Tìm giá trị của [yêu cầu cụ thể].”

Lời Giải:

  • 1. Phân tích đề bài: [Chi tiết phân tích các yếu tố]
  • 2. Sử dụng phương pháp: [Phương pháp áp dụng và lý do chọn phương pháp này]
  • 3. Triển khai từng bước:
    • Bước 1: [Mô tả bước đầu tiên]
    • Bước 2: [Mô tả bước tiếp theo]

4. Kết quả cuối cùng: [Đáp án và kiểm tra lại đáp án].

Ví Dụ 2: Bài Tập Nâng Cao

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sức với bài toán nâng cao để phát triển kỹ năng:

  • Đề bài: “Chứng minh rằng [nội dung đề bài nâng cao].”
  • Gợi ý lời giải: [Cách tiếp cận và các bước triển khai chi tiết].

5. Tài Liệu Hỗ Trợ Học Tập

Nếu bạn cần thêm tài liệu tham khảo để giải bài toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy), dưới đây là một số nguồn hữu ích:

  • Sách tham khảo: Các sách chuyên đề về toán học.
  • Website học toán: Những trang web uy tín cung cấp bài tập và lời giải chi tiết.
  • Video bài giảng: Các kênh YouTube hoặc khóa học trực tuyến giúp bạn hiểu sâu hơn về phương pháp giải.

6. Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Theo các giáo viên và chuyên gia, việc học toán không chỉ dựa vào việc ghi nhớ công thức mà còn cần thực hành tư duy logic và khả năng vận dụng linh hoạt. Dành thời gian phân tích bài toán kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào giải là yếu tố quyết định thành công.

7. Kết Luận

Bài toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy) là một dạng bài không khó nếu bạn nắm vững phương pháp và luyện tập thường xuyên. Với những mẹo học tập và ví dụ chi tiết được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm nhiều ý tưởng để cải thiện kỹ năng giải toán. Đừng quên tham khảo thêm tài liệu và tìm kiếm sự hỗ trợ nếu gặp khó khăn trong quá trình học.

Hãy bắt đầu thực hành ngay hôm nay để đạt kết quả tốt nhất!

>> Xem thêm đáp án chi tiết về: viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (oxy).