Bài viết hướng dẫn phương pháp tìm giới hạn của hàm số thông qua các bước giải cụ thể và các ví dụ minh họa có lời giải chi tiết.
Bài toán 1: Tìm \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x)\) biết \(f(x)\) xác định tại \({x_0}.\)
Phương pháp:
+ Nếu \(f(x)\) là hàm số cho bởi một công thức thì giá trị giới hạn bằng \(f({x_0}).\)
+ Nếu \(f(x)\) cho bởi nhiều công thức, khi đó ta sử dụng điều kiện để hàm số có giới hạn (giới hạn trái bằng giới hạn phải).
Ví dụ 1. Tìm các giới hạn sau:
1. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sin 2x + 3\cos x + x}}{{2x + {{\cos }^2}3x}}.\)
2. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt {{x^2} + 3} – 2x}}{{\sqrt[3]{{x + 6}} + 2x – 1}}.\)
1. Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sin 2x + 3\cos x + x}}{{2x + {{\cos }^2}3x}}\) \( = \frac{{\sin 0 + 3\cos 0 + 0}}{{2.0 + {{\cos }^2}0}}\) \( = 3.\)
2. Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt {{x^2} + 3} – 2x}}{{\sqrt[3]{{x + 6}} + 2x – 1}}\) \( = \frac{{\sqrt {{2^2} + 3} – 2.2}}{{\sqrt[3]{{2 + 6}} + 2.2 – 1}}\) \( = \frac{{\sqrt 7 – 4}}{5}.\)
Ví dụ 2. Xét xem các hàm số sau có giới hạn tại các điểm chỉ ra hay không? Nếu có hay tìm giới hạn đó?
1. \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^2} + 3x + 1}}{{{x^2} + 2}} \quad {\rm{ khi }} \: x < 1\\
\frac{{3x + 2}}{3} \quad {\rm{ khi }} \: x \ge 1
\end{array} \right.\) khi \(x \to 1.\)
2. \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
2{x^2} + 3x + 1\quad {\rm{khi}} \: x \ge 0\\
– {x^2} + 3x + 2\quad {\rm{khi}} \: x < 0
\end{array} \right.\) khi \(x \to 0.\)
1. Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{3x + 2}}{3}\) \( = \frac{5}{3}.\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} f(x)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \frac{{{x^2} + 3x + 1}}{{{x^2} + 2}} = \frac{5}{3}.\)
\( \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} f(x) = \frac{5}{3}.\)
Vậy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \frac{5}{3}.\)
2. Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f(x)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} (2{x^2} + 3x + 1) = 1.\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} f(x)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} ( – {x^2} + 3x + 2) = 2.\)
\( \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f(x) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} f(x).\)
Vậy hàm số \(f(x)\) không có giới hạn khi \(x \to 0.\)
Ví dụ 3. Tìm \(m\) để các hàm số:
1. \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^2} + mx + 2m + 1}}{{x + 1}} \quad {\rm{khi}} \: x \ge 0\\
\frac{{2x + 3m – 1}}{{\sqrt {1 – x} + 2}} \quad {\rm{khi}} \: x < 0
\end{array} \right.\) có giới hạn khi \(x \to 0.\)
2. \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^2} + x – 2}}{{\sqrt {1 – x} }} + mx + 1 \quad {\rm{khi}} \: x < 1\\
3mx + 2m – 1 \quad {\rm{khi}} \: x \ge 1
\end{array} \right.\) có giới hạn khi \(x \to 1.\)
1. Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f(x)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} \frac{{{x^2} + mx + 2m + 1}}{{x + 1}}\) \( = 2m + 1.\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} f(x)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \frac{{2x + 3m – 1}}{{\sqrt {1 – x} + 2}}\) \( = \frac{{3m – 1}}{3}.\)
Hàm số có giới hạn khi \(x \to 0\) khi và chỉ khi \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} f(x)\) \( \Leftrightarrow 2m + 1 = \frac{{3m – 1}}{3}\) \( \Leftrightarrow m = – \frac{4}{3}.\)
2. Ta có:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} (3mx + 2m – 1)\) \( = 5m – 1.\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} f(x)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \left( {\frac{{{x^2} + x – 2}}{{\sqrt {1 – x} }} + mx + 1} \right)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \left( { – (x + 2)\sqrt {1 – x} + mx + 1} \right)\) \( = m + 1.\)
Hàm số có giới hạn khi \(x \to 1\) khi và chỉ khi \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} f(x)\) \( \Leftrightarrow 5m – 1 = m + 1\) \( \Leftrightarrow m = \frac{1}{2}.\)
Bài toán 2: Tìm \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f(x)}}{{g(x)}}\) trong đó \(f({x_0}) = g({x_0}) = 0\) (dạng vô định \(\frac{0}{0}\)).
Để khử dạng vô định \(\frac{0}{0}\) ta sử dụng định lí Bơzu (Bézout) cho đa thức: Nếu đa thức \(f(x)\) có nghiệm \(x = {x_0}\) thì ta có: \(f(x) = (x – {x_0}){f_1}(x).\)
+ Nếu \(f(x)\) và \(g(x)\) là các đa thức thì ta phân tích \(f(x) = (x – {x_0}){f_1}(x)\) và \(g(x) = (x – {x_0}){g_1}(x).\) Khi đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f(x)}}{{g(x)}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{{f_1}(x)}}{{{g_1}(x)}}\), nếu giới hạn này có dạng \(\frac{0}{0}\) thì ta tiếp tục quá trình như trên.
Chú ý: Nếu tam thức bậc hai \(a{x^2} + b{\rm{x + c}}\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thì ta luôn có sự phân tích: \(a{x^2} + bx + c\) \( = a(x – {x_1})(x – {x_2}).\)
+ Nếu \(f(x)\) và \(g(x)\) là các hàm chứa căn thức thì ta nhân lượng liên hợp để chuyển về các đa thức, rồi phân tích các đa thức như trên.
Các lượng liên hợp:
\((\sqrt a – \sqrt b )(\sqrt a + \sqrt b )\) \( = a – b.\)
\((\sqrt[3]{a} \pm \sqrt[3]{b})(\sqrt[3]{{{a^2}}} \mp \sqrt[3]{{ab}} + \sqrt[3]{{{b^2}}})\) \( = a – b.\)
\((\sqrt[n]{a} – \sqrt[n]{b})\)\((\sqrt[n]{{{a^{n – 1}}}} + \sqrt[n]{{{a^{n – 2}}b}} + … + \sqrt[n]{{{b^{n – 1}}}})\) \( = a – b.\)
+ Nếu \(f(x)\) và \(g(x)\) là các hàm chứa căn thức không đồng bậc ta sử dụng phương pháp tách, chẳng hạn:
Nếu \(\sqrt[n]{{u(x)}},\sqrt[m]{{v(x)}} \to c\) thì ta phân tích: \(\sqrt[n]{{u(x)}} – \sqrt[m]{{v(x)}}\) \( = (\sqrt[n]{{u(x)}} – c) – (\sqrt[m]{{v(x)}} – c).\)
Trong nhiều trường hợp việc phân tích như trên không đi đến kết quả ta phải phân tích như sau: \(\sqrt[n]{{u(x)}} – \sqrt[m]{{v(x)}}\) \( = (\sqrt[n]{{u(x)}} – m(x))\) \( – (\sqrt[m]{{v(x)}} – m(x))\), trong đó \(m(x) \to c.\)
+ Một đẳng thức cần lưu ý: \({a^n} – {b^n}\) \( = (a – b)\)\(({a^{n – 1}} + {a^{n – 2}}b + … + a{b^{n – 2}} + {b^{n – 1}}).\)
Ví dụ 4. Tìm các giới hạn sau:
1. \(A = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^n} – 1}}{{x – 1}}.\)
2. \(B = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^5} – 5{x^3} + 2{x^2} + 6x – 4}}{{{x^3} – {x^2} – x + 1}}.\)
1. Ta có: \({x^n} – 1\) \( = (x – 1)\) \(({x^{n – 1}} + {x^{n – 2}} + … + x + 1).\)
Suy ra: \(\frac{{{x^n} – 1}}{{x – 1}}\) \( = {x^{n – 1}} + {x^{n – 2}} + … + x + 1.\)
Do đó: \(A = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {{x^{n – 1}} + {x^{n – 2}} + … + x + 1} \right)\) \( = n.\)
2. Ta có:
\({x^5} – 5{x^3} + 2{x^2} + 6x – 4\) \( = {(x – 1)^2}(x + 2)({x^2} – 2).\)
\({x^3} – {x^2} – x + 1\) \( = {(x – 1)^2}(x + 1).\)
Do đó: \(B = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{(x + 2)({x^2} – 2)}}{{x + 1}}\) \( = – \frac{3}{2}.\)
Ví dụ 5. Tìm các giới hạn sau:
1. \(C = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{{(1 + mx)}^n} – {{(1 + nx)}^m}}}{{{x^2}}}.\)
2. \(D = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{{(1 + 2x)}^2}{{(1 + 3x)}^3} – 1}}{x}.\)
1. Ta có:
\({(1 + mx)^n}\) \( = 1 + mnx\) \( + \frac{{{m^2}n(n – 1){x^2}}}{2}\) \( + {m^3}{x^3}A\), với \(A = C_n^3 + mxC_n^4\) \( + … + {\left( {mx} \right)^{n – 3}}C_n^n.\)
\({\left( {1 + nx} \right)^m}\) \( = 1 + mnx\) \( + \frac{{{n^2}m(m – 1){x^2}}}{2}\) \( + {n^3}{x^3}B\), với \(B = C_m^3 + nxC_m^4\) \( + … + {\left( {nx} \right)^{m – 3}}C_m^m.\)
Do đó: \(C = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} [\frac{{{m^2}n(n – 1) – {n^2}m(m – 1)}}{2}\) \( + x\left( {{m^3}A – {n^3}B} \right)]\) \( = \frac{{{m^2}n(n – 1) – {n^2}m(m – 1)}}{2}\) \( = \frac{{mn(n – m)}}{2}.\)
Ta có: \(\frac{{{{\left( {1 + 2x} \right)}^2}{{\left( {1 + 3x} \right)}^3} – 1}}{x}\) \( = \frac{{\left( {1 + 2{x^2}} \right)\left[ {{{\left( {1 + 3x} \right)}^3} – 1} \right]}}{x}\) \( + \frac{{{{(1 + 2x)}^2} – 1}}{x}\) \( = {\left( {1 + 2x} \right)^2}\) \(\left( {9 + 27x + 27{x^2}} \right)\) \( – (4 + 4x).\)
Suy ra: \(D = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} [{\left( {1 + 2x} \right)^2}\) \(\left( {9 + 27x + 27{x^2}} \right)\) \( – (4 + 4x)]\) \( = 5.\)
Ví dụ 6. Tìm các giới hạn sau:
1. \(A = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {2x – 1} – x}}{{{x^2} – 1}}.\)
2. \(B = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt[3]{{3x + 2}} – x}}{{\sqrt {3x – 2} – 2}}.\)
1. Ta có: \(A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{2x – 1 – {x^2}}}{{(x – 1)(x + 1)(\sqrt {2x – 1} + x)}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{ – (x – 1)}}{{(x + 1)(\sqrt {2x – 1} + x)}}\) \( = 0.\)
2. Ta có: \(B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{(3x + 2 – {x^3})(\sqrt {3x – 2} + 2)}}{{3(x – 2)(\sqrt[3]{{{{(3x + 2)}^2}}} + 2\sqrt[3]{{3x + 2}} + 4)}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{ – ({x^2} + 2x + 1)(\sqrt {3x – 2} + 2)}}{{3(\sqrt[3]{{{{(3x + 2)}^2}}} + 2\sqrt[3]{{3x + 2}} + 4)}}\) \( = – 1.\)
Ví dụ 7. Tìm các giới hạn sau:
1. \(C = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt[3]{{2x – 1}} – 1}}{{x – 1}}.\)
2. \(D = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {2x – 1} .\sqrt[3]{{3x – 2}}.\sqrt[4]{{4x – 3}} – 1}}{{x – 1}}.\)
1. Đặt \(t = x – 1\) ta có: \(C = \mathop {\lim }\limits_{t \to 0} \frac{{\sqrt[3]{{2t + 1}} – 1}}{t} = \frac{2}{3}.\)
2. Ta có: \(\sqrt {2x – 1} .\sqrt[3]{{3x – 2}}.\sqrt[4]{{4x – 3}} – 1\) \( = \sqrt {2x – 1} .\sqrt[3]{{3x – 2}}\left( {\sqrt[4]{{4x – 3}} – 1} \right)\) \( + \sqrt {2x – 1} \left( {\sqrt[3]{{3x – 2}} – 1} \right)\) \( + \sqrt {2x – 1} – 1.\)
Mà: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {2x – 1} – 1}}{{x – 1}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt[3]{{3x – 2}} – 1}}{{x – 1}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt[4]{{4x – 3}} – 1}}{{x – 1}} = 1.\)
Nên ta có: \(D = 1 + 1 + 1 = 3.\)
Ví dụ 8. Tìm các giới hạn sau:
1. \(A = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt[3]{{7x + 1}} – \sqrt {5x – 1} }}{{x – 1}}.\)
2. \(B = \mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{{\sqrt {x + 2} – \sqrt[3]{{x + 20}}}}{{\sqrt[4]{{x + 9}} – 2}}.\)
1. Ta có: \(A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt[3]{{7x + 1}} – 2 – (\sqrt {5x – 1} – 2)}}{{x – 1}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt[3]{{7x + 1}} – 2}}{{x – 1}}\) \( – \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {5x – 1} – 2}}{{x – 1}}\) \( = I – J.\)
\(I = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{7(x – 1)}}{{(x – 1)(\sqrt[3]{{{{(7x – 1)}^2}}} + 2\sqrt[3]{{7x – 1}} + 4)}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{7}{{\sqrt[3]{{{{(7x – 1)}^2}}} + 2\sqrt[3]{{7x – 1}} + 4}}\) \( = \frac{7}{{12}}.\)
\(J = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{5(x – 1)}}{{(x – 1)(\sqrt {5x – 1} + 1)}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{5}{{\sqrt {5x – 1} + 1}} = \frac{5}{3}.\)
Vậy \(A = – \frac{2}{3}.\)
2. Ta có: \(B = \mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{{\sqrt {x + 2} – \sqrt[3]{{x + 20}}}}{{\sqrt[4]{{x + 9}} – 2}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{{\frac{{\sqrt {x + 2} – 3}}{{x – 7}} – \frac{{\sqrt[3]{{x + 20}} – 3}}{{x – 7}}}}{{\frac{{\sqrt[4]{{x + 9}} – 2}}{{x – 7}}}}.\)
Mà:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{{\sqrt {x + 2} – 3}}{{x – 7}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{1}{{\sqrt {x + 2} + 3}}\) \( = \frac{1}{6}.\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{{\sqrt[3]{{x + 20}} – 3}}{{x – 7}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{1}{{{{(\sqrt[3]{{x + 20}})}^2} + 3\sqrt[3]{{x + 20}} + 9}}\) \( = \frac{1}{{27}}.\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{{\sqrt[4]{{x + 9}} – 2}}{{x – 7}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 7} \frac{1}{{{{(\sqrt[4]{{x + 9}})}^3} + 2{{(\sqrt[4]{{x + 9}})}^2} + 4\sqrt[4]{{x + 9}} + 8}}\) \( = \frac{1}{{32}}.\)
Vậy \(B = \frac{{\frac{1}{6} – \frac{1}{{27}}}}{{\frac{1}{{32}}}} = \frac{{112}}{{27}}.\)
Bài toán 3: Tìm \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{{f(x)}}{{g(x)}}\), trong đó \(f(x),g(x) \to \infty \) (dạng vô định \(\frac{\infty }{\infty }\)).
Phương pháp: Ta cần tìm cách đưa về các giới hạn:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } {x^{2k}} = + \infty .\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^{2k + 1}} = + \infty .\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } {x^{2k + 1}} = – \infty .\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \frac{k}{{{x^n}}} = 0\left( {n /> 0;k \ne 0} \right).\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = \pm \infty \) \( \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{k}{{f\left( x \right)}} = 0\left( {k \ne 0} \right).\)
Ví dụ 9. Tìm các giới hạn sau:
1. \(A = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{{{(4x + 1)}^3}{{(2x + 1)}^4}}}{{{{(3 + 2x)}^7}}}.\)
2. \(B = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{\sqrt {4{x^2} – 3x + 4} + 3x}}{{\sqrt {{x^2} + x + 1} – x}}.\)
1. Ta có: \(A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{{{\left( {4 + \frac{1}{x}} \right)}^3}{{\left( {2 + \frac{1}{x}} \right)}^4}}}{{{{\left( {\frac{3}{x} + 2} \right)}^7}}}\) \( = 8.\)
2. Ta có: \(B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{ – \sqrt {4 – \frac{3}{x} + \frac{4}{{{x^2}}}} + 3}}{{ – \sqrt {1 + \frac{1}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}} – 1}}\) \( = \frac{1}{2}.\)
Ví dụ 10. Tìm các giới hạn sau:
1. \(A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {2{x^2} + 1} – \sqrt {{x^2} + 1} }}{{2x + 2}}.\)
2. \(B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{\sqrt {3{x^2} – 2} + \sqrt {x + 1} }}{{\sqrt {{x^2} + 1} – 1}}.\)
1. Ta có: \(A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\left| x \right|\sqrt {2 + \frac{1}{{{x^2}}}} – \left| x \right|\sqrt {1 + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{x(2 + \frac{2}{x})}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {2 + \frac{1}{{{x^2}}}} – \sqrt {1 + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{2 + \frac{2}{x}}}\) \( = \frac{{\sqrt 2 – 1}}{2}.\)
2. Ta có: \(B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{\left| x \right|\sqrt {3 – \frac{2}{{{x^2}}}} + \left| x \right|\sqrt {\frac{1}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{\left| x \right|\left( {\sqrt {1 + \frac{1}{{{x^2}}}} – \frac{1}{{\left| x \right|}}} \right)}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{ – \sqrt {3 – \frac{2}{{{x^2}}}} – \sqrt {\frac{1}{x} + \frac{1}{{{x^2}}}} }}{{ – \left( {\sqrt {1 + \frac{1}{{{x^2}}}} – \frac{1}{{\left| x \right|}}} \right)}}\) \( = \sqrt 3 .\)
Bài toán 4: Dạng vô định \(\infty – \infty \) và \(0.\infty .\)
Phương pháp: Những dạng vô định này ta tìm cách biến đổi đưa về dạng \(\frac{\infty }{\infty }.\)
Ví dụ 11. Tìm các giới hạn sau: \(A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } (\sqrt[3]{{{x^3} – 3{x^2}}} + \sqrt {{x^2} – 2x} ).\)
Ta có: \(\sqrt[3]{{{x^3} – 3{x^2}}} + \sqrt {{x^2} – 2x} \) \( = (\sqrt[3]{{{x^3} – 3{x^2}}} – x)\) \( + (\sqrt {{x^2} – 2x} + x)\) \( = \frac{{ – 3{x^2}}}{{\sqrt[3]{{{{({x^3} – 3{x^2})}^2}}} + x\sqrt[3]{{{x^3} – 3{x^2}}} + {x^2}}}\) \( + \frac{{ – 2x}}{{\sqrt {{x^2} – 2x} – x}}.\)
\( \Rightarrow A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{ – 3}}{{\sqrt[3]{{{{(1 – \frac{3}{x})}^2}}} + \sqrt[3]{{1 – \frac{3}{x}}} + 1}}\) \( + \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{ – 2}}{{ – \sqrt {1 – \frac{2}{x}} – 1}}\) \( = 0.\)
Ví dụ 12. Tìm các giới hạn sau: \(B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } x(\sqrt {{x^2} + 2x} – 2\sqrt {{x^2} + x} + x).\)
Ta có: \(\sqrt {{x^2} + 2x} – 2\sqrt {{x^2} + x} + x\) \( = \frac{{2{x^2} + 2x + 2x\sqrt {{x^2} + 2x} – 4{x^2} – 4x}}{{\sqrt {{x^2} + 2x} + 2\sqrt {{x^2} + x} + x}}\) \( = 2x\frac{{\sqrt {{x^2} + 2x} – x – 1}}{{\sqrt {{x^2} + 2x} + 2\sqrt {{x^2} + x} + x}}\) \( = \frac{{ – 2x}}{{(\sqrt {{x^2} + 2x} + 2\sqrt {{x^2} + x} + x)(\sqrt {{x^2} + 2x} + x + 1)}}.\)
\( \Rightarrow B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{ – 2{x^2}}}{{(\sqrt {{x^2} + 2x} + 2\sqrt {{x^2} + x} + x)(\sqrt {{x^2} + 2x} + x + 1)}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{ – 2}}{{(\sqrt {1 + \frac{2}{x}} + 2\sqrt {1 + \frac{1}{x}} + 1)(\sqrt {1 + \frac{2}{x}} + 1 + \frac{1}{x})}}\) \( = – \frac{1}{4}.\)
Bài toán 5: Dạng vô định các hàm lượng giác.
Phương pháp: Ta sử dụng các công thức lượng giác biến đổi về các dạng sau:
+ \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sin x}}{x}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{x}{{\sin x}}\) \( = 1\), từ đó suy ra \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\tan x}}{x}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{x}{{\tan x}}\) \( = 1.\)
+ Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} u(x) = 0\) \( \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{\sin u(x)}}{{u(x)}} = 1\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{\tan u(x)}}{{u(x)}} = 1.\)
Ví dụ 13. Tìm các giới hạn sau:
1. \(A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {\cos x} – \sqrt[3]{{\cos x}}}}{{{{\sin }^2}x}}.\)
2. \(B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {1 + 2x} – \sqrt[3]{{1 + 3x}}}}{{1 – \sqrt {\cos 2x} }}.\)
1. Ta có: \(A = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {\cos x} – 1}}{{{x^2}}}\frac{{{x^2}}}{{{{\sin }^2}x}}\) \( + \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{1 – \sqrt[3]{{\cos x}}}}{{{x^2}}}.\frac{{{x^2}}}{{{{\sin }^2}x}}.\)
Mà:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {\cos x} – 1}}{{{x^2}}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\cos x – 1}}{{{x^2}}}.\frac{1}{{\sqrt {\cos x} + 1}}\) \( = – \frac{1}{4}.\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{1 – \sqrt[3]{{\cos x}}}}{{{x^2}}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{1 – \cos x}}{{{x^2}}}\)\(.\frac{1}{{\sqrt[3]{{{{\cos }^2}x}} + \sqrt[3]{{\cos x}} + 1}}\) \( = \frac{1}{6}.\)
Do đó: \(A = – \frac{1}{4} + \frac{1}{6} = – \frac{1}{{12}}.\)
2. Ta có: \(B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\frac{{\sqrt {1 + 2x} – \sqrt[3]{{1 + 3x}}}}{{{x^2}}}}}{{\frac{{1 – \sqrt {\cos 2x} }}{{{x^2}}}}}.\)
Mà:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {1 + 2x} – \sqrt[3]{{1 + 3x}}}}{{{x^2}}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\sqrt {1 + 2x} – (1 + x)}}{{{x^2}}}\) \( + \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{(x + 1) – \sqrt[3]{{1 + 3x}}}}{{{x^2}}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{ – 1}}{{\sqrt {1 + 2x} + x + 1}}\) \( + \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{x + 3}}{{{{(x + 1)}^2} + (x + 1)\sqrt[3]{{1 + 3x}} + \sqrt[3]{{{{\left( {1 + 3x} \right)}^2}}}}}\) \( = – \frac{1}{2} + 1 = \frac{1}{2}.\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{1 – \sqrt {\cos 2x} }}{{{x^2}}}\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{1 – \cos 2x}}{{{x^2}}}\)\(.\frac{1}{{1 + \sqrt {\cos 2x} }}\) \( = 1.\)
Vậy \(B = \frac{1}{2}.\)
Ví dụ 14. Tìm các giới hạn sau:
1. \(A = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {x^3}\sin \frac{1}{{{x^2}}}.\)
2. \(B = \) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {2\sin x + {{\cos }^3}x} \right)\left( {\sqrt {x + 1} – \sqrt x } \right).\)
1. Ta có: \(0 \le \left| {{x^3}\sin \frac{1}{{{x^2}}}} \right| \le {x^3}.\)
Mà \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {x^3} = 0\) \( \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \left| {{x^3}\sin \frac{1}{{{x^2}}}} \right| = 0\) \( \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {x^3}\sin \frac{1}{{{x^2}}} = 0.\)
Vậy \(A = 0.\)
2. Ta có: \(B = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{2\sin x + {{\cos }^3}x}}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt x }}.\)
Mà \(0 \le \left| {\frac{{2\sin x + {{\cos }^2}x}}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt x }}} \right|\) \( \le \frac{3}{{\sqrt {x + 1} + \sqrt x }} \to 0\) khi \(x \to + \infty .\)
Do đó: \(B = 0.\)
Bài toán tìm giới hạn của hàm số là một trong những nội dung quan trọng thường xuyên xuất hiện trong chương trình học và các kỳ thi. Đây không chỉ là một dạng bài tập phổ biến mà còn giúp rèn luyện tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá phương pháp tiếp cận hiệu quả, các mẹo học tập hữu ích, và những ví dụ chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về cách giải bài toán này.
Bài toán tìm giới hạn của hàm số thường xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng, từ cấp THCS, THPT đến các kỳ thi đại học. Đây là một dạng bài tập không chỉ kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức lý thuyết mà còn đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt.
Để giải hiệu quả bài toán tìm giới hạn của hàm số, bạn cần tuân thủ một quy trình rõ ràng và áp dụng các phương pháp phù hợp. Dưới đây là các bước cơ bản:
Bước 1: Hiểu Đề Bài
Bước 2: Lựa Chọn Phương Pháp Giải
Tùy thuộc vào dạng bài toán, bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp phổ biến như:
Bước 3: Triển Khai Lời Giải
Bước 4: Kiểm Tra Kết Quả
Để đạt hiệu quả cao khi giải dạng bài này, bạn nên áp dụng những mẹo sau:
Mẹo 1: Nắm Vững Kiến Thức Cơ Bản
Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các công thức, định lý, và định nghĩa liên quan đến bài toán. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những lỗi sai cơ bản.
Mẹo 2: Luyện Tập Thường Xuyên
Thực hành là cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng giải toán. Hãy luyện tập với nhiều dạng bài khác nhau để nắm vững phương pháp và cách trình bày.
Mẹo 3: Phân Tích Sai Lầm
Mỗi lần mắc lỗi, hãy dành thời gian phân tích nguyên nhân và cách khắc phục. Điều này sẽ giúp bạn tránh lặp lại sai lầm trong tương lai.
Mẹo 4: Sử Dụng Tài Liệu Tham Khảo
Tìm kiếm các tài liệu, bài giảng trực tuyến, hoặc sách tham khảo uy tín để học hỏi thêm phương pháp giải và các mẹo hay.
Ví Dụ 1: Đề Bài Cụ Thể
Giả sử đề bài yêu cầu: “Tìm giá trị của [yêu cầu cụ thể].”
Lời Giải:
Ví Dụ 2: Bài Tập Nâng Cao
Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sức với bài toán nâng cao để phát triển kỹ năng:
Nếu bạn cần thêm tài liệu tham khảo để giải bài toán tìm giới hạn của hàm số, dưới đây là một số nguồn hữu ích:
Theo các giáo viên và chuyên gia, việc học toán không chỉ dựa vào việc ghi nhớ công thức mà còn cần thực hành tư duy logic và khả năng vận dụng linh hoạt. Dành thời gian phân tích bài toán kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào giải là yếu tố quyết định thành công.
Bài toán tìm giới hạn của hàm số là một dạng bài không khó nếu bạn nắm vững phương pháp và luyện tập thường xuyên. Với những mẹo học tập và ví dụ chi tiết được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm nhiều ý tưởng để cải thiện kỹ năng giải toán. Đừng quên tham khảo thêm tài liệu và tìm kiếm sự hỗ trợ nếu gặp khó khăn trong quá trình học.
Hãy bắt đầu thực hành ngay hôm nay để đạt kết quả tốt nhất!
>> Xem thêm đáp án chi tiết về: tìm giới hạn của hàm số.